This is default featured slide 1 title

Cua biển ngon bổ dưỡng giúp tăng cường sức khỏe!

This is default featured slide 2 title

Go to Blogger edit html and find these sentences.Now replace these sentences with your own descriptions.

This is default featured slide 3 title

Go to Blogger edit html and find these sentences.Now replace these sentences with your own descriptions.

This is default featured slide 4 title

Go to Blogger edit html and find these sentences.Now replace these sentences with your own descriptions.

This is default featured slide 5 title

Go to Blogger edit html and find these sentences.Now replace these sentences with your own descriptions.

Cua hấp bia



Thêm chút bia cho món cua hấp hành, gừng, không chỉ khử được mùi tanh mà còn giúp cho thịt cua trở nên chắc, ngọt và dậy mùi hơn. 

Nguyên liệu: Cua thịt: 700gr Bia: 1/ 2chai Hành tây: 1/ 2củ Gừng: 1củ Ớt sừng: 2trái Hành lá Hạt nêm, tiêu

Thực hiện: Dùng vòi xịt mạnh vào mình cua, dùng bàn chải đánh sạch, lột bỏ mai, bóc bỏ phổi (bộ lọc giống như mang cá), chặt bỏ bớt phần đầu các chân, rửa sạch lại, chặt cua làm bốn. Gừng, hành tây, ớt sừng, hành lá sơ chế sạch, xắt sợi. Xếp nguyên hình con cua vào đĩa sâu lòng, rắc gừng, ớt sừng, hành lên trên. Nêm hạt nêm vừa miệng rồi rót bia lên. Dùng giấy bảo quản bọc kín đĩa cua, cho vào lò vi sóng, đặt chế độ Micro khoảng 8 phút. Ăn nóng, chấm với muối tiêu chanh. 

Mách nhỏ: Để sơ chế cua biển an toàn và dễ dàng, bạn nên để nguyên dây (nếu có), rồi lật yếm dưới bụng cua và sử dụng dao nhọn chọc thẳng vào chỗ hõ, đến khi chân và càng của cua duỗi ra thì lột bỏ yếm và cả phần trứng xốp bên ngoài yếm. Sau đó mới tháo dây và đánh rửa sạch. Có thể phi thơm một ít tỏi và dầu hào, dầu mè rồi xốc cua cho thấm đều sau khi hấp bia để tạo vị mới.

Những lưu ý khi ăn cua biển

Mùa thu, cua không những ngon, béo ngậy mà còn chứa hàm lượng vitamin phong phú và có giá trị dùng làm thuốc nhất định. Nhưng không ít người sau khi ăn cua bị đau bụng đi ngoài, hoặc buồn nôn.
Để tránh được những điều này, hãy lưu ý 7 điều dưới đây khi chế biến và ăn cua: Hấp hoặc luộc chín kĩ Cua ở sông hồ biển thường lấy xác động vật hoặc các chất mùn làm thức ăn, vì thế bề mặt cơ thể, mang và đường ruột của nó có chứa rất nhiều vi khuẩn và bùn đất. Nhiều người do chưa rửa sạch cua, khi chế biến lại chưa nấu chín kĩ, nên khi ăn vô hình chung đã ăn cả những vi khuẩn gây bệnh lẫn những kí sinh trùng ở cua vào cơ thể. Chuyện đau bụng hay đi ngoài vì thế khó tránh khỏi. Cách ăn cua an toàn nhất là luộc hoặc hấp cua chín kĩ rồi mới thưởng thức. Nên ăn cua tươi sống Sau khi cua chết, những vi khuẩn trong cơ thể cua nhanh chóng sinh sôi nẩy nở và thâm nhập vào phần thịt cua, khiến cho người ăn dễ buồn nôn, đau bụng, đi ngoài. Vì vậy, tuyệt đối không nên ăn cua chết hoặc sắp chết. Cua còn tươi sống có phần mai hiện rõ màu xanh đen, có độ nhẵn bóng, phần bụng căng đầy, trắng sạch. Cua sắp chết phần mai thường có màu vàng, chân cua hơi mềm, lật qua lật lại khó khăn. Không nên để lưu cữu Cua chế biến xong ăn không hết, phần còn lại tốt nhất nên để ở nơi thoáng mát sạch sẽ, khi ăn nhất định phải đun lại. Cách ăn cua đúng Thịt cua chắc chắn là ngon và bổ. Nhưng không phải vì thế mà cái gì trong con cua cũng có thể ăn tuốt. Khi ăn cua, trước hết cậy phần mai, rồi loại bỏ phần dạ dầy cua. Phần này chính là túi xương nhỏ hình tam giác nằm trong thân cua. Dùng một cái thìa nhỏ xúc phần dạ dày cua ở giữa thân cua ra, nhẹ nhàng lấy phần gạch cua bao ở bên ngoài ra ăn, chú ý không làm vỡ dạ dày hình nón ở phần giữa túi xương hình tam giác vì bên trong dạ dày đó có nhiều cát bẩn. Ăn hết phần thân mới ăn đến mình cua. Dùng kéo nhỏ cắt bỏ phần miệng cua, phần cẳng chân cua, dùng cán thìa vớt bỏ màng hình lục giác ở giữa mình cua đi, phần này chính là phần tim cua, không nên ăn. Phần ruột cua là đường màu đen nằm ở phần dạ thông lên rốn cua, nói chung cũng không nên ăn. Mang cua - phần mềm mại hình giống như hai hàng lông mày ở bụng cua - cũng là phần bỏ đi. Không nên ăn quá nhiều Thịt cua có tình hàn, vì vậy những người có tì vị hư nên đặc biệt chú ý, tránh ăn quá nhiều dẫn đến lạnh bụng, đầy bụng, đi ngoài. Không uống trà, quả hồng trong hoặc sau khi ăn cua Khi ăn cua và sau khi ăn cua khoảng một tiếng không nên uống trà, vì nước trà có thể làm loãng axít trong dạ dày, khi vào cơ thể trà sẽ làm cho một số thành phần của cua bị đóng đặc lại, không có lợi cho tiêu hóa và hấp thị các chất dinh dưỡng khác, thậm chí còn đẫn đến đau bụng đi ngoài. Mùa thu, lúc cua béo ngậy cũng là mùa hồng chín đỏ. Nhưng hai thức này lại không nên ăn cùng nhau, vì chất tannin và các thành phần khác trong quả hồng có thể làm cho protein trong thịt cua rắn lại, chất rắn đó lâu dần sẽ lưu lại trong ruột rồi lên men và thối rữa, có thể dẫn đến những phản ứng xấu như buồn nôn, đau bụng, đi ngoài. Nặng hơn nữa, những chất đó còn có thể kết thành sỏi rất nguy hiểm cho sức khỏe. Những đối tượng không nên ăn cua "Người bị cảm lạnh sốt, đau dạ dày hoặc những người bị tiêu chảy. Người bị viêm dạ dày mãn tính, loét tá tràng, viêm túi mật, sỏi mật và những người bị bệnh viêm gan cũng nên hạn chế ăn cua. Người mắc bệnh tim mạch vành, bệnh huyết áp cao, xơ cứng động mạch, bệnh mỡ trong máu cao nên ăn ít hoặc không ăn, bởi vì trong gạch cua có chứa một hàm lượng cholesterol cao, không tốt cho những người mắc những chứng bệnh trên. Người có tù vị hư hoặc có thể chất quá mẫn cảm nên kiềm chế trước món hấp dẫn này.

Ai không nên ăn cua bể?

Cua bể tuy ngon nhưng không phải người nào cũng ăn được mặc dù ai cũng biết rằng cua bể có chất thịt mịn, mùi vị tươi ngon, thuộc vào loại hàng thủy sản cao cấp. Thành phần dinh dưỡng trong cua bể rất phong phú như hàm lượng protein rất cao so với thịt lợn hay cá. Ngoài ra, các loại như canxi, phốt pho, sắt và các vitamin như vitamin A... cũng chiếm hàm lượng cao. Cua bể thích hợp với những người bị vị nhiệt gây đau, vàng da hay người bị bứt rứt mất ngủ, đái ra máu... Để có thể áp dụng cho các trường hợp này, có những món ăn dưới đây có tác dụng chữa trị hiệu quả: - Trường hợp vị nhiệt gây đau vàng da: dùng cua bể rửa sạch cho vào nồi, đổ nước rồi đun to lửa đến sôi, sau hạ nhỏ lửa và đun tiếp 40 - 50 phút nữa, vớt cua ra lấy nước cua. Chia ra uống làm 2 - 3 lần trong ngày, mỗi lần uống 50g.
- Chữa bứt rứt mất ngủ, đái ra máu: Gạo tẻ 50g, cua bể 2 con, ngó sen 30g, đỗ trọng 3g, gia vị vừa đủ. Vo sạch gạo, cho nước gấp mấy lần gạo và ngâm; ngó sen bỏ vỏ thái thành sợi dài 3cm, ngâm với lượng nước gấp đôi. Cua bể rửa sạch bóc gỡ mai, chân, càng và lấy gạch cua ra. Phần mình cua đem cắt làm 8 phần bằng nhau theo hình tia. Cho vào nồi 3 thìa dầu, đun nóng dầu rồi cho mai, chân, càng, hành, gừng vào đảo cho thơm. Khi thấy có mùi thơm cho vào 15 cốc nước cùng đỗ trọng, đậy nắp đun lửa vừa trong 40 phút thì gạn lấy nước rồi đổ gạo và ngó sen đã để ráo nước, nước cua đã lọc vào, đậy nắp đun sôi, hạ lửa nhỏ riu riu trong 1 giờ, khi sắp chín mới cho cua đã cắt miếng vào, nêm vừa mắm muối để một lát mang ra ăn. Mỗi ngày ăn 1 lần, cần ăn vài ngày liền. Chú ý: Những người bị cảm gió, sốt hay mắc bệnh về dạ dày, tiêu chảy thì không nên ăn vì nếu ăn lại làm cho bệnh nặng thêm. Những người bị huyết áp cao hay bệnh động mạch vành, xơ cứng động mạch lại cần chú ý ăn ít gạch cua để tránh làm tăng cholesterol trong máu. Ngay cả những người tỳ vị hư hàn cũng không nên ăn nhiều hoặc không ăn để tránh tình trạng đau bụng gây tiêu chảy.

Ăn cua tốt cho người bệnh ung thư

Món ăn bài thuốc từ cua biển. Cua là một thực phẩm quen thuộc của nhân dân ta. Ngoài chất đạm, trong thịt cua còn có hàm lượng vi khoáng như kẽm, đồng, mangan, sắt, selen, crom, là những chất có vai trò đặc biệt quan trọng để duy trì hoạt tính xúc tác của các enzim, hệ nội tiết, hệ thần kinh trung uơng và là thành phần của các vitamin. Cua là loại thực phẩm rất tốt cho những người bệnh ung thư, mỡ máu cao. Xin giới thiệu một số món ăn - bài thuốc từ cua để bạn đọc tham khảo. - Mai cua sống tươi dùng nồi đất sao cháy đen nghiền thành bột mịn. Mỗi lần uống 6g với rượu để lâu năm. Ngày 3 lần. Uống liên tục. - Canh thịt cua băm viên: Cua (sống ở sông) 5 con, củ năn (mã thầy) 50g, trứng gà 2 quả, dầu thực vật 500g, tinh bột ướt, rượu vang, tiêu, bột gia vị, hành gừng thái vụn lượng tuỳ ý. Cách làm: Cua hấp chín lấy thịt và gạch cua, để vỏ cua vào nồi thêm nước nấu khoảng 30 phút để chờ. Thịt cua, gạch cua, thịt nạc, củ mã thầy bỏ vỏ băm vụn, đập trứng gà, tinh bột, mì chính, rượu vang , gia vị quấy nhuyễn làm nhân bánh. Đổ dầu ăn vào nồi đun nóng, nhân đem rán vàng vớt ra. Cho rượu muối, bột vào canh vỏ cua nấu sôi với thịt viên đã rán, rắc hạt tiêu là ăn được. - Canh gạch cua biển nấm hương: gạch cua 150g, nấm hương 45g, thịt cua 75g, canh vỏ cua 1.000ml, dầu ăn 150g, dầu vừng, hạt tiêu, rượu, gia vị, tinh bột 30g. Cách làm: dùng lửa to đun nóng nồi, đổ dầu để bốc khói, cho gạch, thịt cua vào xào qua, thêm rượu trắng, canh vỏ cua, nấm hương (đã ngâm nước) muối, đun sôi, tinh bột ướt đun nhỏ lửa trong 10 phút, thêm dầu vừng, hạt tiêu là được. - Canh vỏ cua biển rong biển: vỏ cua 60g, rong biển 60g, canh thịt lợn nạc 30ml, hành thái nhỏ, gia vị các loại. Cách làm: bỏ cua vào nồi, cho rong biển (đã ngâm rửa hết màu, cắt thành sợi) nấu tiếp 10 phút. Thêm dầu ăn và gia vị là được. Nhiều loại thực phẩm có tác dụng bớt viêm và giảm đau nhức của bệnh ung thư xương. Trong số đó có cua, măng tây, nấm hương, mộc nhĩ... Cách chế biến tương tự như trên. Những món ăn trên rất tốt với người bệnh ung thư vú, ung thư xương. Ngoài hỗ trợ phòng chữa ung thư, cua còn là món ăn tốt để giải nhiệt trong mùa hè, tốt cho những người béo phì, mỡ máu cao, tăng huyết áp. - Canh cua đồng ngon, mát, bổ, đặc biệt trong những ngày nắng nóng gây khô khát, ra nhiều mồ hôi, mỏi mệt, bải hoải chân tay... - Giảm béo phì, mỡ máu cao, tăng huyết áp, tiểu đường: + Thịt cua biển nấu măng tây. + Thịt cua biển nấu với rong biển, sinh địa (hoặc thục địa), có thể thêm mạch môn, táo tàu. Nấu với ít nước (vì nước ở cua sẽ ra thêm). Có thể uống nước hoặc ăn cả táo, thịt cua. + Thịt cua biển nấu với sâm bố chính, hoài sơn (củ mài) tốt cho trường hợp kém ăn, hấp thụ kém, ho nóng. Dùng tốt vào mùa hè. + Thịt cua biển nhồi: thịt cua biển, thịt lợn nạc băm vụn, miến, nấm đông cô, bột sắn dây. Tất cả xay nhuyễn, nhồi vào cua, đem hấp, đút lò hoặc nướng chín. Ăn riêng hoặc kèm các loại rau sống như so đũa, bông điên điển, rau càng cua, rau đắng, thiên lý...

Cách chế biến cua bể nướng

1. Nguyên liệu - Cua bể tươi sống - 8 thìa bơ không muối - 3-4 tép tỏi, xắt nhỏ - 2 muỗng canh nước luộc gà - 2 muỗng cà phê tiêu đen - ¼ muỗng cà phê đường
2. Cách chế biến - Làm sạch của và cắt thành miếng nhỏ - Đun nóng bơ trong chảo, cho tỏi vào xào thơm - Thêm tiêu đen, nước luộc gà, xào nhẹ, sau đó bỏ cua vào xào, đảo đều - Cho thêm đường vào và nấu cua cho đến khi chúng chuyển sang màu gạch là chín, tầm 25-30 phút - Ăn nóng với tỏi và mì sợi, kèm theo gia vị mà bạn ưa thích Như vậy là bạn đã có một bữa ăn cua bể kèm mì rất hấp dẫn và bổ dưỡng rồi đấy. Chúc các bạn ngon miệng!

Cua rang me... khỏi chê nhé!

Nguyên liệu: - 300g me chín bóc vỏ - 3 con cua, chắc thịt - Đường + mắm ngon + ít bột bắp + tiêu + tỏi băm - Mật ong Cách làm: - Dùng dao đâm yếm khi chưa tháo dây cột, để chết hẳn, tháo bỏ dây cột, dùng bàn chải chà rửa cua thật sạch sau đó xả lại nước lạnh cho kỹ. - Gỡ mai để nguyên gạch cua trong mai. - Đập sơ càng cua cho vỡ (để khi nấu gia vị thấm vào thịt cua sẽ ngon và thấm hơn). - Chặt cua làm hai, nếu con lớn thì chặt làm bốn (tùy bạn). - Ướp muối, tỏi băm, tiêu, để 1h cho thấm gia vị. Sau đó... - Chiên sơ cua và mai cua qua dầu thật nóng nhưng phải canh vừa chín để thịt cua không bị khô, Việc chiên cua trước khi làm thành món sẽ giúp thịt cua không bị bở khi thấm chất chua của sốt me. - Làm sốt me: Me chín, lược qua rây bỏ xác hột, vỏ lụa, ngâm nước nóng để lấy phần cơm hơi sánh, cho vào nước me: mật ong và nước mắm, nếu bạn thích ngọt hơn một chút thì cho thêm chút đường - Cua sau khi chiên sơ, bỏ ra dĩa. - Lấy chảo phi dầu với tỏi cho thơm rồi đổ nước sốt me vào chảo bật lửa nhỏ cho đến lúc tới đường, đừng để lửa lớn nước đường dễ bị cháy nhé, cho ít bột bắp vào. Khi nước sốt me bắt đầu sánh lại bạn cho cua đã chiên sơ vào đảo, rim một lúc cho nước cốt hơi sắt lại thấm vào thịt cua là được. - Với mai cua cũng vậy, bạn nhớ là cứ để nguyên gạch cua đừng lấy ra nhé, sau khi đã chiên sơ thì cho sốt me vào y như trên. Khi ăn lấy muỗng nhỏ gỡ từng miếng gạch cua thấm gia vị sốt… bỏ vào miệng, hít hà… ngon tuyệt cú mèo. Món này ngon hay không ngoài việc lựa được cua ngon chắc thịt thì cách chế biến nước sốt me góp phần rất quan trọng. Vị của nước sốt me bây giờ phải vừa chua chua, ngọt ngọt thật thanh nhờ vị ngọt của mật ong và một chút mặn mặn của mắm, gia vị phải thấm vào thịt cua. Lấy tay quẹt một chút sốt chua chua ngọt ngọt, chấm chấm… mút mút… quá đã.

Giúp bạn chọn cua, ghẹ ngon

Cách chọn cua biển: Cua biển có nhiều loại: cua gạch, cua thịt, cua nước để bạn lựa chọn theo sở thích hay theo yêu cầu chế biến của món ăn. Cua gạch và cua thịt đều ngon và rất bổ dưỡng. - Khi chọn cua, nhìn bên ngoài thấy lớp vỏ màu xám đục, dùng tay ấn vào yếm cua thấy rắn chắc, yếm to là cua có nhiều thịt. - Không nên chọn cua nhìn que càng và mai trông hơi xanh, ấn tay vào yếm thấy mềm là loại cua mọng nước, xốp, ít thịt, không ngon.
- Bạn nên chọn con thật tươi, nhìn yến vẫn còn bám chắc vào thân, chân và càng chuyển động khỏe mạnh, linh hoạt, gai trên càng và mai cua vẫn còn sắc nguyên. Nếu cua còn tươi bạn có thể bảo quản được vài ngày và có thể mang đi được xa. - Khi làm cua, để tránh cua tanh bạn nên xào trước gạch. Cách chọn ghẹ: Ghẹ có nhiều loại như ghẹ đỏ, ghẹ ba chấm, ghẹ xanh… nhưng ghẹ ngon, nhiều thịt và bổ dưỡng nhất vẫn là ghẹ xanh. - Không nên chọn con quá lớn, con vừa phải sẽ nhiều thịt và ngon hơn. - Chọn những con thật chắc, bằng bàn tay người lớn, bấm vào yếm không lún.
- Nếu bạn thích ăn ghẹ thịt thì chọn con đực, bạn bấm tay vào sát phần yếm (phía dưới ức, gần chân mái chèo), nếu không lõm thì đó là cua ghẹ chắc thịt. - Nếu thích ăn ghẹ có gạch thì chọn con cái. Những con này có màu hơi ngả vàng, các chân của chúng bóp rất chắc chứ không mềm hoặc hơi lõm. - Ghẹ đực thì yếm (vùng tam giác phía dưới bụng) nhỏ, ghẹ cái thì yếm to. Mách nhỏ: - Ăn cua, ghẹ xong cũng như ăn ốc, rửa tay bằng nước lá sả hoặc nước chè xanh, thêm mấy lát chanh thì sạch hết mùi tanh. - Muốn ăn cua ngon hãy ăn vào đầu hoặc cuối tháng, vì theo kinh nghiệm trong dân gian thì chu kì cua lột vỏ để phát triển sẽ nhịn ăn trong thời gian này nên gầy và thường bị ốp (ít thịt).

Mẹo chế biến cua biển tươi sống

Mẹo chế biến cua biển tươi sống Mùa hè là mùa ăn cua biển, sau đây là một vài lời khuyên khi chế biến cua tươi sống Cua xanh rất phổ biến Cua xanh là loại cua rất phổ biến trong mùa hè. Nó thường dài 10 – 12 cm và có màu hơi xanh. Khi mua cua bạn nên hỏi kỹ người bán hàng để mua được đúng loại cua và mua được đồ tươi ngon. Cua còn sống hoặc cua đông lạnh Nếu mua cua cho bữa ăn gia đình thì hãy mua loại còn tươi sống, không nên mua cua đông lạnh. Nếu con nào chết thì nên bỏ đi chứ không nên tiếc mà cố dùng để nấu. Bảo quản lạnh cua sống Bạn nên chế biến cua khi chúng còn tươi sống và tốt nhất là ngay khi bạn mua về. Cua rất khó bảo quản và chúng rất dễ chết. Nếu bạn không chế biến cua ngay được thì bảo quản chúng trong một cái thùng lạnh, đặt ở nơi thoáng mát. Bạn hãy nhớ cho đá xuống dưới đáy thùng và cho một cái khay hoặc đĩa lên trên rồi mới để cua vào, tránh để cua trực tiếp vào đá, nó sẽ chết. Nắp thùng bạn nên hé một chút để có không khí lọt vào và nhớ chặn cái gì đó nặng lên trên để cua không bò ra ngoài được.
Mẹo vặt khi nấu cua Cua còn sống có càng khỏe và cắp rất đau, bạn nên đeo găng tay dầy khi chuẩn bị món này. 1. Làm sạch cua Trước khi nấu, bạn lấy cua ra khỏi thùng bảo quản, để ở nhiệt độ thường. Rửa sạch vỏ cua, càng, chân và bụng. 2. Bỏ ruột Xé cua, tách phần mai ra và bỏ phần tam giác trong bụng cua đi, gạt gạch cua và trứng cua ra bát. Chỉ để lại phần thịt và các chân. 3. Chế biến cua Có rất nhiều cách làm cua. Có hai cách thường thấy nhất, một là xào:cua xào me, cua xào tỏi, cua sốt cà chua… và cách thứ hai là nấu: cua nấu súp, nấu miến hoặc đơn giản hơn cả là bạn hấp cua lên và ăn với muối ớt. Dù bạn chế biến cua theo cách nào thì hãy nhớ phần gia vị nên đơn giản để món ăn vẫn giữ được hương vị thịt cua thơm ngon vốn có. Và bây giờ hãy tận hưởng món cua với chiếc kẹp nhỏ

Cua biển ngon

Rừng ngập nước tỉnh Cà Mau rừng ngập nước tỉnh Cà Mau - Kỳ 10: Cua Họ hàng nhà cua ở rừng ngập mặn Cà Mau rất phong phú và đa dạng về chủng loài: Cua biển, cua đá, ghẹ, ba khía, chù ụ, nha, còng gió… Trong các loài vừa kể thì cua biển là món đặc sản nổi tiếng và có giá trị kinh tế cao nhất - chỉ đứng sau con tôm sú mà thôi. Người dân thường bắt cua trong rừng, ven sông và kinh rạch.
Đặt cua trên sông rạch. Cua là loài giáp xác sống phổ biến ở dưới chân rừng ngập mặn, bãi bồi, sông rạch, ao, đầm. Vậy tại sao có tên là cua biển? Theo kỹ sư thủy sản Võ Tuấn Kiệt - Trưởng trại Thực nghiệm giống thủy sản nước lợ thuộc Trung tâm Khuyến ngư Cà Mau thì đó là do tên gọi trong dân gian để phân biệt giữa hai loài cua sống nước ngọt và nước mặn. Cua sống nước ngọt gọi là cua đồng, còn cua sống ở nước mặn, nước lợ thì gọi là cua biển. Cua biển trong điều kiện thiên nhiên thì sống ngoài biển và sinh sản ngoài biển, ấu trùng trôi theo nước thủy triều vào kinh rạch, ven rừng và trưởng thành. Chúng cũng đào hang ở ven sông, trong rừng để sinh sống, nhưng tới mùa thì bơi ra biển sinh sản. Vòng đời của cua biển từ 3 - 4 năm. Vào khoảng thập niên 80 của thế kỷ hai mươi trở về trước, cua biển ở Cà Mau sống trong tự nhiên nhiều vô kể. Ông Phạm Văn Bé ở làng cá Hố Gùi huyện Đầm Dơi kể, vào khoảng thời gian nêu trên, cha con ông vào rừng bắt một ngày từ 80 - 100kg cua nhưng cũng chỉ đủ sống vì giá rẻ như bèo, chỉ tiêu thụ nội địa là chính, chưa có phong trào xuất khẩu như ngày nay. Còn bây giờ, ông vào rừng cả ngày cũng chỉ bắt được khoảng 1,5kg cua. Ông tiếc nuối: Nếu cua biển còn nhiều như ngày xưa thì ông đã làm giàu.
Cua biển sống trong môi trường tự nhiên.
Cua mẹ ôm trứng (tại trại Thực nghiệm giống thủy sản nước lợ). Về giá trị kinh tế của con cua biển, nói là chỉ đứng sau con tôm sú, thật ra chưa chính xác, bởi giá cua - đặc biệt là cua gạch son thường là cao hơn giá tôm, nhưng do số lượng ít hơn tôm bởi được bắt trong thiên nhiên là chính. Chỉ những năm gần đây, cua biển mới được nuôi mà nguồn con giống chủ yếu bắt trong thiên nhiên và thả vào vuông tôm nuôi chung với tôm, khi xổ tôm thì bắt luôn cả cua, từ đó năng suất không ổn định. Dọc dài theo ven biển và các cửa sông, cửa biển ở Cà Mau, người ta giăng đủ các loại lưới để bắt cua con và cả trứng cua để bán cho người nuôi, nên nguồn giống cua trong tự nhiên ngày càng cạn kiệt, không đủ cung cấp. Con giống đã trở thành vấn đề nan giải đối với người nuôi cua. Thấy được giá trị kinh tế của con cua và trước nhu cầu của người dân, các nhà khoa học đã vào cuộc. Năm 2006, trại Thực nghiệm giống thủy sản nước lợ thuộc Trung tâm Khuyến ngư Cà Mau đã tiếp nhận công nghệ sản xuất cua giống nhân tạo từ Viện Nghiên cứu nuôi trồng thủy sản 1 TW. Trại đã cho cua đẻ thể nghiệm thành công và trung tâm đã nuôi thử, đồng thời giao cho một số hộ dân nuôi thử thấy phát triển tốt không thua kém chất lượng cua giống được bắt từ thiên nhiên. Từ đó trung tâm đã mở nhiều lớp tập huấn cho bà con nông dân để nhân rộng mô hình. Đến nay trong tỉnh Cà Mau đã có vài chục cơ sở sản xuất cua giống nhân tạo thành công, giải quyết được bài toán thiếu hụt con giống và mở ra một hướng mới cho người nuôi cua. Cua là một món ăn đặc sản cao cấp, ngon và bổ dưỡng. Ngoài tiêu thụ nội địa, nó còn có giá trị xuất khẩu. Sắp tới khi nguồn con giống ổn định, phong trào nuôi cua phát triển, thì cùng với con tôm, con cua biển Cà Mau sẽ khẳng định được thương hiệu và chỗ đứng trên thương trường quốc tế.